CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC

I. TỔNG QUAN CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC

Chương trình giáo dục của trường mầm non Bạch Dương được xây dựng  theo chương trình khung của Bộ Giáo dục Việt Nam tích hợp với trường phái giáo dục HighScope của Hoa Kỳ và ứng dụng phương pháp Montessori  nhằm tạo mộtmôi trường giáo dục hiệu quả nhất cho trẻ.

Trong chương trình giáo dục, các hoạt động thường ngày của trẻ tại mầm non Bạch Dương sẽ xoay quanh 6 mặt phát triển quan trọng của trẻ:

  • Hình thành kĩ năng xã hội, kĩ năng cá nhân và biểu lộ cảm xúc
  • Phát triển khả năng ngôn ngữ và giao tiếp
  • Phát triển thể chất
  • Khả năng sáng tạo
  • Hiểu biết môi trường xung quanh
  • Phát triển tư duy toán

        Mầm non Bạch Dương tôn trọng và chăm sóc trẻ theo từng giai đoạn phát triển phù hợp lứa tuổi với những thiên hướng, lộ trình phát triển tài năng độc đáo.Chúng tôi cũng hiểu rằng mỗi đứa trẻ thông minh ở các lĩnh vực khác nhau. Chính vì vậy, ngoài những hoạt động học, trải nghiệm và khám phá tại lớp, trẻ còn được tham gia những giờ học ngoại khóa tại các phòng học chức nănghiện đại do đội ngũ giáo viên chuyên biệt đảm nhiệm. Trẻ được tạo điều kiện và khơi gợi cảm hứng phát triển về các lĩnh vực: Ngôn ngữ (tiếng Việt – tiếng Anh), tư duy, âm nhạc, hội họa, thể chất, xã hội, khoa học, nhân cách, kĩ năng mềm, kĩ năng học tập suốt đời…

CÁC Ý TƯỞNG GIÁO DỤC KHÁC

CHƯƠNG TRÌNH HIGHSCOPE

Chương trình Highscope được xây dựng dựa trên kết quả của các nghiên cứu chuyên sâu cho rằng, trẻ tiếp thu tốt nhất khi được chủ động tham gia vào quá trình học tập. Trẻ khám phá thế giới xung quanh dựa trên những trải nghiệm của trẻ với những người xung quanh, với các sự vật, các sự kiện, hiện tượng và các ý tưởng của trẻ.

Môi trường học tạo cho trẻ có các cơ hội được tìm tòi, khám phá theo sở thích, được chủ động lựa chọn và làm theo kế hoạch của chính bản thân mình. Chương trình HighScope mang lại phương pháp giáo dục toàn diện, giúp trẻ phát triển về mọi lĩnh vực.

Lớp học theo chương trình Highscope cần đảm bảo 3 yếu tố quan trọng sau:

(1) Sự tương tác giữa giáo viên và trẻ.

(2) Cách bài trí lớp học và các giáo cụ học tập.

(3) Các hoạt động theo lịch trình hàng ngày.

        Sự tương tác giữa giáo viên và trẻ là quá trình làm việc và giao tiếp với trẻ hàng ngày thông qua lời nói và hành động nhằm khuyến khích trẻ tích cực tham gia quá trình học tập.

Trong Chương trình HighScope, ngoài việc hướng dẫn, giúp đỡ, hỗ trợ, khuyến khích và tạo nhiều cơ hội cho trẻ, giáo viên còn trực tiếp tham gia hoạt động với trẻ, cùng chia sẻ các vai trò: người lãnh đạo nhóm, thành viên của nhóm, người nói và người nghe. Giáo viên tương tác với trẻ bằng cách chia sẻ quyền quyết định với trẻ, chú trọng vào các điểm mạnh của trẻ, tạo nên các mối quan hệ thân thiết, hỗ trợ trẻ thực hiện các ý tưởng của trẻ và gợi mở cho trẻ các cách giải quyết vấn đề khi có khúc mắc nảy sinh. Giáo viên tôn trọng trẻ và những lựa chọn của trẻ, khuyến khích tính độc lập và sự sáng tạo của trẻ. Giáo viên cung cấp cho trẻ các học cụ (đồ dùng, đồ chơi, nguyên vật liệu…) và các kinh nghiệm mà trẻ cần để học hỏi.

        Lớp học theo trường phái Highscope được chia ra thành các góc học tập theo các chủ đề mà trẻ yêu thích với các học cụ phong phú như góc gia đình, góc nghệ thuật, góc xây dựng, góc ghép hình, góc chơi hóa trang, góc học đọc học viết… Các đồ dùng đồ chơi được sắp xếp ở các vị trí phù hợp với trẻ nhằm giúp trẻ có thể tự lấy và cất đồ dễ dàng. Việc sắp xếp lớp học giúp trẻ cảm nhận được “thế giới” được sắp xếp như thế nào, tưởng tượng và hình dung ra hoạt động của thế giới xung quanh.

Chương trình HighScope nhấn mạnh việc bố trí các Hoạt động hàng ngày theo một trình tự nhất định, nhằm mang lại cho trẻ một ngày hoạt động cân bằng với các trải nghiệm và các cơ hội vui chơi, học tập. Một ngày hoạt động sẽ bao gồm các khoảng thời gian trẻ được làm việc theo nhóm nhỏ, khoảng thời gian làm việc theo nhóm lớn, thời gian luyện tập cơ bắp, phát triển các kĩ năng … Một phần quan trọng của các hoạt động hàng ngày là trẻ có thể tự lựa chọn hoạt động và lên kế hoạch thực hiện nó theo các ý tưởng của bản thân và chia sẻ suy nghĩ về các hoạt động đó cùng làm với cô và bạn khác.

      Hoạt động tự chọn theo nhóm nhỏ: Trong các khoảng thời gian trẻ làm việc theo nhóm nhỏ, giáo viên giới thiệu cho trẻ những học cụ mới, những ý tưởng, các hoạt động và sau đó trẻ có thể tiếp tục quá trình khám phá trong thời gian “hoạt động”. Trẻ cần có khoảng thời gian lên kế hoạch thực hiện để tạo ra sản phẩm gì đó như việc chọn bạn để cùng hoạt động, chọn nơi để ngồi, chọn các nguyên liệu cần dùng, thời gian nhắc lại với cô giáo và bạn bè những điều vừa học hay vừa làm được và thời gian thu dọn học cụ, lưu giữ những sản phẩm mà trẻ đã hoàn thành và chưa hoàn thành. Các trải nghiệm trong các hoạt động tự chọn theo nhóm mang lại rất nhiều lợi ích cho trẻ, giúp trẻ trưởng thành hơn từ những sở thích của bản thân, học được các kỹ năng giao tiếp xã hội như biết cách trình bày ý tưởng của mình, biết giải quyết vấn đề khi có mâu thuẫn nảy sinh, biết lắng nghe để hiểu quan điểm của người khác.

       Hoạt động theo nhóm lớn: Làm việc theo một nhóm lớn tạo cảm giác cộng đồng cho trẻ. Trẻ và giáo viên cùng di chuyển, cùng tham gia các hoạt động Âm nhạc, Văn học, Nghệ thuật, Toán, Khám phá môi trường…và chia sẻ về các trải nghiệm của bản thân.

      Thời gian vui chơi ngoài trời: Theo chương trình Highscope, hàng ngày trẻ nên được dành 30 phút để chơi ngoài trời, tham gia các hoạt động sôi nổi, vui vẻ ngoài sân chơi và tận hưởng không khí trong lành. Ngoài bốn bức tường của lớp học, trẻ được thoải mái, tự do chơi, chuyển động và hò hét. Trẻ được chạy, trèo, lăn, nhảy và thỏa sức hò hét. Trẻ khám phá thiên nhiên cây cỏ, chim muông và những sinh vật trong vườn khác.

MONTESSORI

Montessori là phương pháp lấy khả năng tự học là nền tảng cơ sở.

Chú trọng vào việc khai thác tiềm năng sẵn có, không áp đặt trẻ, chỉ quan sát đưa ra gợi ý và hỗ trợ khả năng tự phát triển của trẻ vì bản thân mỗi trẻ từ khi sinh ra vốn đã có khả năng tự học tuyệt vời. Nếu người lớn áp đặt, định hướng nhiều quá sẽ khiển cho trẻ mất khi khả năng tư duy vốn có. Do đó cần tạo môi trường, không gian cho trẻ tự trải nghiệm, khám phá để tự bản thân làm được nhiều điều hơn, phát huy khả năng tự học.

        Nội dung Chương trình học của Montessori tập trung vào các lĩnh vực

a.  Hoạt động thực hành cuộc sống:

Trẻ được trải nghiệm những kỹ năng thực tế để tự chăm sóc và phục vụ bản thân như rót đồ uống, hình thành thói quen ăn uống lành mạnh, tự mặc và cởi quần áo, …Trẻ chăm sóc môi trường bằng cách giữ lớp học sạch đẹp, tưới cây, quét bụi,… Trẻ cũng học được thói quen biết chờ đợi đến lượt mình, chờ đợi hoạt động mình muốn làm, đưa ra những lời nhận xét mang tính chất xây dựng và tích cực đồng thời biết lắng nghe người khác.

b. Hoạt động giác quan:

Phần này được thiết kế khoa học để phát triển, phân loại và đánh giá sự kích thích mà trẻ nhận được thông qua các giác quan. Những hoạt động này bao gồm 5 phần:
Thị giác …………………… tấm màu sắc, khối hình học, …
Thính giác ………………… khối hình trụ âm thanh, chuông, …
Vị giác …………………… khay vị giác, …
Khứu giác ………………… lọ khứu giác, …
Xúc giác …………………… túi thần kì, các loại vải, …

c. Toán học:

Tất cả các hoạt động toán học được thiết kế nhằm phát triển trí tuệ của trẻ. Việc học toán bắt đầu từ cách trẻ sử dụng các giáo cụ cụ thể như cây gậy số, số cát, đồ vật để đếm, xếp hình và các trò chơi toán học tại chỗ khác như nối ghép, phân loại, các phép tính và giá trị.

d. Ngôn ngữ:

Những hoạt động này được tổ chức theo trình tự phát triển tự nhiên của trẻ. Hàng ngày, trẻ được đọc sách, nghe kể chuyện, hát và lắng nghe các bạn khác chia sẻ. Âm vị của các chữ cái được giới thiệu thông qua phương pháp ngữ âm một cách tự nhiên. Các phụ huynh sẽ nhận thấy rằng con mình đang hình thành chữ và từ và bắt đầu đánh vần các từ đơn giản. Sự phát triển từ vựng của trẻ được nhấn mạnh ở tất cả các lĩnh vực bằng cách sử dụng các từ cụ thể để chỉ các đồ vật trong lớp. Khi trẻ 4 ½ tuổi, trẻ bắt đầu ghép các âm với nhau để đọc các từ ngắn và đến 5 tuổi, trẻ sẽ làm cha mẹ ngạc nhiên vì sự ham thích đọc và viết của mình.

e. Khoa học, địa lý, lịch sử, nghệ thuật, âm nhạc…

        Khoa học:Thông qua các giáo cụ, trẻ học cách nối và phân loại các đồ vật và tranh ảnh giữa vật tĩnh và vật động, thực vật và động vật. Trẻ thích tạo ra các cuốn sách nhỏ về các ‘bộ phận’ của động vật như tai, mắt, đuôi, lưng, …, từ côn trùng đến động vật có vú. Khám phá thế giới thông qua các bông hoa, quả táo hoặc quả cam mang lại sự thích thú cho trẻ trong lớp học. Các giáo cụ khoa học của chúng tôi là niềm yêu thích của trẻ.

        Địa lý:Trẻ được học về quả địa cầu, thế giới chúng ta đang sống và học về cấu tạo của đất, nước thông qua những con thuyền thu nhỏ nổi trên mặt hồ, vịnh thu nhỏ, … Trẻ được dùng bản đồ thế giới và bản đồ nước Mỹ cũng như thực hiện các hoạt động xếp hình, tô theo viền và tô màu bản đồ. Trẻ thích hát bài hát về các châu lục cho cha mẹ nghe!

      Lịch sử: Môn học này được giới thiệu thông qua khái niệm về thời gian với các dụng cụ đo thời gian trong 1 phút, 2 phút đến 1 giờ. Trẻ sẽ tự làm các mốc thời gian cho chính mình với các bức ảnh và lịch tháng. Vào các ngày thứ 6, trẻ chuẩn bị các tác phẩm của mình thật cẩn thận để mang về cho cha mẹ xem!

      Nghệ thuật: Trẻ của chúng tôi có được những kĩ năng tự thể hiện bản thân với bút chì màu, màu nước, sơn keo, đất nặn, xé dán và các loại vật liệu khác. Các giáo viên của chúng tôi rất giàu kinh nghiệm trong việc “khuyến khích” cảm giác thích thú làm hoạt động của trẻ để trẻ không phụ thuộc vào những lời khen.

      Âm nhạc: Âm nhạc là một phần không thể thiếu trong các hoạt động hàng ngày của lớp học theo các hình thức khác nhau như giai điệu, nhạc cụ, nhảy, hát hoặc đóng kịch. Các bài hát cổ điển hoặc hiện đại cũng được mở trong lớp. Trẻ có thể sử dụng tai nghe để nghe bản nhạc chúng yêu thích bất cứ lúc nào trẻ thích.

      Giáo dục thể chất: Kể từ khi trẻ nhỏ biết ‘chuyển động’ và vận động cơ thể, trẻ có thể học được cách kiểm soát các cơ lớn và nhỏ. Trẻ kê bàn và bê ghế và tin rằng chúng ‘có thể làm được”! Chúng tôi cho trẻ ra ngoài ít nhất 30 phút mỗi ngày trừ những trường hợp trời mưa

III.PHƯƠNG PHÁP GIÁO DỤC TẠI MẦM NON BẠCH DƯƠNG 

1. Lựa chọn và tập trung vào phát triển những kĩ năng xã hội phù hợp với môi trường thực tế của trẻ, cụ thể:

  • Kĩ năng thể hiện cảm xúc, biểu cảm bao gồm cả nhận biết cảm xúc của bản thân và của người khác
  • Biết hậu quả của việc mình làm
  • Tôn trọng, chấp nhận sự khác biệt; giúp đỡ và khuyến khích người khác
  • Thể hiện chính kiến, tự bảo vệ mình, nhận biết điểm mạnh và giá trị bản thân trong nhóm
  • Cách xử lý với cơn giận của bản thân.
  • Biết cách tham gia vào nhóm
  • Chờ đợi đến lượt và khái niệm theo lượt (chia sẻ)
  • Độc lập, có kỹ năng tự phục vụ bản thân phù hợp với lứa tuổi

 2.Chú trọng vào hoạt động phát triển giác quan:

Quá trình hoàn thiện các giác quan của trẻ bắt đầu từ khi trẻ sinh ra. Khi trẻ khám phá thế giới thông qua sờ, ngửi, nhìn, nghe và vận động cơ thể, chúng rất cần một môi trường phù hợp để hoạt động chơi (sensory play). Trong giai đoạn này, mỗi trải nghiệm mới sẽ hình thành những đường dẫn trên não giúp hoàn thiện dần cấu trúc của não. Sự phát triển não thông qua các hoạt động chơi sử dụng giác quan sẽ giúp trẻ nhiều hơn trong việc học tập sau này. (nguồn: Gift of Curiosity).

Tại trường mầm non Bạch Dương, chúng tôi  xây dựng cho trẻ một môi trường sống phong phú, đa dạng, tạo nhiều cơ hội hơn nữa để thử thách trẻ, cho trẻ sử dụng và phát triển các giác quan khác nhau để tìm hiểu và khám phá

3.Học bằng trải nghiệm:

Ngoài nhiệm vụ xây dựng môi trường hấp dẫn để thu hút trẻ, giáo viên còn đóng vai trò vô cùng quan trọng trong quá trình định hướng, hướng dẫn trẻ tìm hiểu kiến thức và tiếp nhận hiểu biết xã hội bắt đầu từ mối quan hệ cô trò, bạn học… tới những nguyên tắc ứng xử phù hợp. Lớp học không chỉ  là một “phòng thí nghiệm”  mà còn là “xã hội thu nhỏ” vói những nguyên tắc ứng xử phù hợp với mọi lứa tuổi.

Trẻ sẽ tự chủ động là người lựa chọn các hoạt động trong các nhóm. Tư tưởng xuyên suốt là Trẻ là người lựa chọn thông qua tự khám phá và trải nghiệm è Trẻ cảm nhận kết quả hoặc hậu quả è Trẻ rút ra “bài học”

 4.Hành trang vào lớp 1

Điểm đặc biệt trong chương trình giáo dục của mầm non Bạch Dương là chú trọng trang bị kỹ năng tự lập cho trẻ. Giáo viên sẽ giúp trẻ rèn luyện nề nếp và kỹ năng tự lập, tự phục vụ , kỹ năng thoát hiểm, cùng các kỹ năng mềm, kỹ năng cảm xúc xã hội khác phù hợp với lứa tuổi thông qua những trải nghiệm thực tế và thường xuyên. Những kỹ năng này sẽ là hành trang quan trọng giúp trẻ tự tin bước vào lớp

5 .Cách đánh giá học tập của trẻ (process vs. products)

Khi đánh giá học tập của trẻ, chúng tôi chú trọng quá trình hoạt động mà trong đó trẻ chủ động tham gia và tập trung vào phát triển các kĩ năng và nhận thức, không chú trọng quá vào sản phẩm và kết quả. Hàng tuần , chúng tôi sẽ gửi về cho phụ huynh những nội dung bài hát, thơ truyện, chương trình hoạt động mà trẻ đã được học tại lớp để phụ huynh có thể hỗ trợ trẻ nếu trẻ có nhu cầu. Tuy nhiên, chúng tôi không khuyến khích phụ huynh dạy thêm cho trẻ tại nhà để tránh sự đánh giá sai kết quả và gây sức ép cho trẻ.

6. Những hoạt động giao lưu tập thể

Hoạt động giao lưu tập thể giúp trẻ phát triển rất nhiều về mặt kỹ năng xã hội. Đây là những cơ hội tốt để trẻ được thể hiện bản thân và trải nghiệm trong các tình huống thực tế.

Hoạt động giao lưu cuối tuần ( Assembly).

Thứ sáu hằng tuần, nhà trường sẽ tổ chức buổi giao lưu và biểu diễn cuối tuần. Đây là cơ hội cho tất cả trẻ được thể hiện bản thân. Các tiết mục biểu diễn chính là những nội dung mà trẻ được họạt động trong tuần. Không cầu kỳ, trau chuốt, Chúng tôi cố gắng tạo cho trẻ một không khí giao lưu ấm cúng và thân mật như giữa các thành viên trong một gia đình.

Sinh nhật của trẻ

Trong buổi Assembly, nhà trường sẽ dành thời gian đầu của buổi lễ để chúc mừng sinh nhật cho các bạn có ngày sinh trong tuần. Với hình thức tổ chức nhẹ nhàng, đơn giản nhưng vô cùng hiệu quả, trẻ cảm nhận được giá trị của bản thân trong một “xã hội thu nhỏ”.

Lế hội trong năm

Bên cạnh những lễ hội, sự kiện nhỏ mà trẻ được tham gia ở nhóm, lớp nhằm phát triển  những kỹ năng  khác nhau, mầm non Bạch Dương sẽ tổ chức những ngày lễ hội chính với quy mô toàn trường với sự góp mặt của các quý phụ huynh nhằm mục đích tạo sự tự tin cho trẻ và giúp bố mẹ hiểu hơn về các hoạt động của nhà trường.

Những ngày lễ hội chính trong năm: Ngày khai giảng, Lễ hội trung thu, Lễ hội giáng sinh, Tết nguyên Đán, Tổng kết năm học và liên hoan 1-6.

Tham quan- dã ngoại

Trong năm học, nhà trường sẽ có các buổi tham quan–dã ngoại định kỳ hàng thángnhằm phục vụ cho chủ đề khám phá của trẻ. Ngoài ra, các lớp sẽ có những buổi  đi học thực tế bên ngoài phạm vi trường học do giáo viên của lớp tổ chức nhằm giúp trẻ có những trải nghiệm thực tế và khám phá.Việc tạo cơ hội cho trẻ em vui chơi nhiều hơn ngoài trời với những hoạt động thể chất sẽ giúp bé phát triển giác quan một cách tối đa, tự tin, năng động và tích cực hơn. Trẻ sẽ cảm nhận thế giới xung quanh thật gần gũi và có ý thức hơn trong việc bảo vệ môi trường sống. Đây chính là cốt lõi của việc tiếp thu những kỹ năng thiết yếu giúp ích cho trẻ trong việc trưởng thành.

IV. CÁC LỚP HỌC NGOẠI KHÓA

Ngoài những hoạt động học, trải nghiệm và khám phá tại lớp, trẻ còn được tham gia những giờ học ngoại khóa tại các phòng học chức năng hiện đại do đội ngũ giáo viên chuyên biệt đảm nhiệm. Trẻ được tạo điều kiện và khơi gợi cảm hứng phát triển về các lĩnh vực: ngôn ngữ (tiếng Việt – tiếng Anh), tư duy, âm nhạc, hội họa, thể chất, xã hội, khoa học, nhân cách, kĩ năng mềm, kĩ năng học tập suốt đời

1.Lớp học tiếng Anh:

Giai đoạn trước 5 tuổi là “giai đoạn vàng” để học ngoại ngữ. Bà Helen Doron – chuyên gia hàng đầu về dạy tiếng Anh lứa tuổi mầm non đã khẳng định: cách học tiếng Anh tốt nhất là học như cách học tiếng mẹ đẻ. Bởi vậy, tại mầm non Bạch Dương,  trẻ được làm quen tiếng Anh hàng ngày thông qua các hoạt động khơi gợi sự hứng thú của trẻ như:  Âm nhạc, thơ, truyện, kịch, thể chất và trò chơi….được hướng dẫn  bởi những giáo viên trong và ngoài nước có chứng chỉ đào tạo tiếng Anh cho trẻ mầm non.

Những câu truyện nổi tiếng thế giới dành cho trẻ mầm non sẽ được sử dụng nhiều trong giờ học tiếng Anh của các bé.

 

(Hình ảnh truyện minh họa)

 

2. Lớp học Aerobic:

Học nhảy Aerobic cho trẻ mầm non chính là sự kết hợp giữa âm nhạc và vận động cơ thể giúp cho trẻ có thể lực tốt. Môn thể thao này sẽ  giúp bé nhanh nhẹn, giúp bé mạnh khỏe, tự tin, có được sự dẻo dai cần thiết, làm việc nhóm và tăng cường khả năng cho bé.

(  HÌnh ảnh minh họa)

(  HÌnh ảnh minh họa)

 

 

 

 

 

 

  1. Lớp cảm thụ âm nhạc:

Cảm thụ Âm nhạc giúp các bé tiếp cận với âm nhạc một cách hiệu quả nhất. Thông qua mỗi buổi học, bé sẽ được tham gia vào các hoạt động, các trò chơi sáng tạo trong vận động, lắng nghe, ca hát, kể chuyện âm nhạc, chia sẻ cảm xúc… Với cấu trúc giờ học bao gồm nhiều hoạt động thay đổi liên tiếp phù hợp với đặc điểm tập trung ngắn ở trẻ sẽ khiến trẻ luôn cảm thấy hào hứng, thích thú. Điều này trước hết khiến trẻ có hứng thú với việc đến lớp học âm nhạc và sau đó sẽ tịnh tiến dần đến niềm yêu thích, say mê với âm nhạc.

 

 

 

( Hình ảnh minh họa)

4.Lớp học Montessori:

Trẻ sẽ được tham gia lớp học Montessori  với thời lượng 3 buổi/ 1 tuần ở các lĩnh vực: Thực hành cuộc sống, cảm quan, văn hóa, ngôn ngữ, toán học..do những giáo viên chuyên biệt  đảm nhiệm

 

 

 

  1. Phòng học tạo hình sáng tạo:

Ngoài các hoạt động tạo hình được giáo viên triển khai tại lớp, trẻ được tham gia hoạt động tại phòng tạo hình sáng tạo 1 buổi/ tuần. Ở đây, trẻ được sử dụng các nguyên vật liệu  đa dạng, phong phú cùng những thiết bị, đồ dùng chuyên biệt dành cho các hoạt động mỹ thuật tạo hình để kích thích trí tưởng tượng và sáng tạo cho trẻ.

 

6.Hoạt động toán tư duy xuất xứ từ Hoa Kỳ

Khác với phương pháp giáo dục truyền thống trong trường học, chương trình học toán tư duy được thiết kế với hai tiêu chí hàng đầu: Kích thích tối đa khả năngsáng tạo và phát triển tối ưu khả năng tư duy cho trẻ.  Qua đó khả năng trí lực củatrẻ được đánh giá dựa trên 5 yếu tố đan xen tập trung vào: Khả năng, kiến thức,nhịp học, sở thích và sự tiến bộ của từng học sinh qua 3 bước: Đánh giá – Giảngdạy – Kiểm tra mà đưa ra những kế hoạch học tập riêng phù hợp khả năng mỗi học sinh nhằm củng cố phần kiến thức yếu và phát triển phần kiến thức đã vững.